Chào mừng bạn đến với cửa hàng Vua hàng Úc !
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
Vuahanguc

Nước tiểu trẻ sơ sinh: Giải mã 2 màu sắc phổ biến

Thứ Sáu, 15/03/2024
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SK HOLDINGS VN

Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu gì? Cơ thể của trẻ sơ sinh thường hay thay đổi liên tục để có thể thích nghi được với môi trường. Khi thấy nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng hoặc màu hồng, cha mẹ rất lo lắng không biết con yêu của mình có gặp phải vấn đề gì về sức khỏe hay không? và nguyên nhân nào dẫn đến nước tiểu có màu vàng ở trẻ sơ sinh? Hãy cùng Tovita khám phá Nước tiểu trẻ sơ sinh: Giải mã màu sắc nhé!

Nước tiểu trẻ sơ sinh: Giải mã màu sắc 
Nước tiểu trẻ sơ sinh: Giải mã màu sắc

Sắc độ nước tiểu trẻ sơ sinh bình thường

Trong vài tuần đầu sự thay đổi trong việc bài tiết của trẻ sơ sinh sẽ diễn ra liên tục từ chuyện nước tiểu ít thành ra nhiều, nước tiểu trong thành ra vàng. Trong đó, dấu hiệu nước tiểu có màu vàng ở trẻ sơ sinh thường khiến các mẹ phải bận tâm nhiều nhất vì sợ nó liên quan đến bệnh lý.

Chính vì vậy, bạn cần phải biết phân biệt các sắc độ khác nhau của màu nước tiểu vàng để có thể chẩn đoán chính xác.

  • Nước tiểu màu vàng nhạt: Đây là màu nước tiểu cho thấy tình trạng sức khỏe của trẻ hoàn toàn bình thường. Nếu bú mẹ tốt và hiệu quả, số lần ướt tã của trẻ sẽ tăng lên, có màu vàng nhạt gần giống với nước trà tráng nước đầu.
  • Nước tiểu màu vàng sẫm: Trong trường hợp mẹ cho bé bú bình thường, không sử dụng nhiều các loại củ quả có màu vàng như nghệ, cà rốt hay uống thuốc mà nước tiểu của bé có màu vàng sẫm thì đây là dấu hiệu của trẻ bị thiếu nước. Bên cạnh đó, phần trên trán của bé phập phồng hoặc lõm sâu thì đây là dấu hiệu cơ thể bé thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, việc bổ sung nước kịp thời cho con là điều rất cần thiết.
  • Nước tiểu màu đậm như trà đặc: Không đơn giản chỉ là thiếu nước, khi trẻ đi tiểu có màu trà đặc, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm gan, viêm túi mật, sỏi thận… Nếu tình trạng nước tiểu đậm màu kéo dài, mẹ nên đưa bé đi khám để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Sắc độ nước tiểu trẻ sơ sinh bình thường
Sắc độ nước tiểu trẻ sơ sinh bình thường

Giải mã nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng

Nước tiểu trẻ em có màu vàng hoặc nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng thường là do hai yếu tố về dinh dưỡng và bệnh lý gây nên. Nguyên nhân về dinh dưỡng khiến nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu vàng thì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, cha mẹ không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, nếu nước tiểu có màu vàng là do bệnh lý thì cha mẹ cần chú ý cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Các nguyên nhân về dinh dưỡng

Do trẻ bú chưa đủ sữa làm nước tiểu cô đặc hơn

  • Khi trẻ bú sữa mẹ: nếu trẻ bú mẹ đủ sữa sẽ bú trong vòng từ 10 đến 15 phút, sau đó trẻ ngủ yên và 3 giờ sau thức dậy đòi bú tiếp. Trong lứa tuổi từ 2 đến 6 tháng trẻ tăng cân 20 – 25g/ngày. Do đó nếu chúng ta cân trẻ cùng thời điểm mỗi ngày sẽ biết là trẻ bú đủ hay còn thiếu. Nếu còn thiếu sữa cần cho bú tăng cữ lên
  • Khi trẻ bú sữa bình: ở lứa tuổi này nên đảm bảo cho trẻ bú khoảng 150ml sữa /kg/ ngày
  • Do mẹ uống các loại thuốc có màu vàng, trẻ bú sữa mẹ nước tiểu có thể sẽ có màu vàng
  • Do mẹ ăn các thực phẩm có chất phụ gia màu vàng, trẻ bú mẹ nước tiểu cũng có thể có màu vàng

Nguyên nhân bệnh lý

Vàng da sơ sinh là dấu hiệu điển hình nhất khiến cho màu sắc nước tiểu có màu vàng ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng. Thế nhưng, một vài bệnh lý nguy hiểm mà trẻ mắc phải cũng dẫn đến việc nước tiểu của bé có màu vàng như:

  • Viêm gan bẩm sinh: Bộ phận gan đóng vai trò lọc và thải chất độc bên trong cơ thể ra ngoài. Trẻ bị tổn thương ở gan sẽ khiến chức năng này bị suy giảm, chất độc tích tụ trong cơ thể dẫn đến màu sắc nước tiểu cũng bị thay đổi.
  • Bệnh lý tán huyết bẩm sinh: Có thể do bệnh hồng cầu di truyền, do thiếu men G6PD, do có Hb bất thường (Thalassemia).
  • Thuốc: Một số loại thuốc mẹ uống vào có thể gây vàng da do khởi phát huyết tán ở một số bệnh lý chuyển hóa.
  • Nghẽn đường mật: Tắc đường mật do hậu quả của huyết tán cấp làm tắc mật trong gan hoặc do tắc đường mật bẩm sinh.

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng, cần được xét nghiệm mới biết rõ tình trạng bệnh lý.

Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng (hội chứng tã hồng) là gì?
Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng (hội chứng tã hồng) là gì?

Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng (hội chứng tã hồng) là gì?

Nếu bạn vừa sinh con và phát hiện nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng, thì đừng quá lo lắng, đây chỉ là một hiện tượng phổ biến được gọi là “hội chứng tã hồng”. Vậy hội chứng tã hồng là gì?

Hội chứng tã hồng là tình trạng nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng nhạt (hoặc màu cam khi tiếp xúc với không khí). Hội chứng tã hồng thường bị nhầm lẫn thành nước tiểu có lẫn máu và ngược lại. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đi tiểu ra màu hồng trong vài ngày đầu sau sinh là một tình trạng phổ biến và hết sức bình thường.

Vì sao nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng?

Nguyên nhân nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng là do tinh thể urat trong nước tiểu. Tinh thể urat (tinh thể axit uric) là muối được tạo ra từ sự kết hợp của canxi và urat, những chất thường được tìm thấy trong nước tiểu.

Các tinh thể của chất này thường để lại vết bột nhám như phấn màu hồng, màu gạch hoặc đỏ cam trong tã của bé, và có mùi nước tiểu, thay vì mùi kim loại như máu. Đây là dấu hiệu nước tiểu bị cô đặc do em bé bị mất nước hoặc hơi thiếu nước, phổ biến ở trẻ đang bú mẹ do mẹ chưa tạo được nguồn sữa tốt và có thể phổ biến hơn ở các bé trai. 

Các tinh thể urat khiến nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng sẽ biến mất khi trẻ bắt đầu hấp thụ nhiều chất lỏng hơn, nghĩa là, tình trạng này sẽ được khắc phục khi:

  • Sữa mẹ được tiết ra đều đặn, thường xuyên hơn
  • Trẻ sơ sinh ngậm bắt vú đúng cách
  • Trẻ bú thường xuyên hơn
  • Bé bú đủ sữa mẹ.

Khi trẻ được cung cấp đủ chất lỏng, các bé sẽ có ít nhất 6-8 chiếc tã ướt mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ không được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết, bé có thể bị mất nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nguy hiểm.

Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng có nguy hiểm không?

  • Hội chứng tã hồng là một tình trạng lành tính và không có gì đáng lo ngại. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở trẻ em trong 4 ngày đầu tiên sau khi sinh. 
  • Sau ngày thứ 5, bạn sẽ thấy ít nhất 6-10 tã ướt mỗi ngày và nước tiểu phải có màu vàng. Màu vàng của nước tiểu có thể từ nhạt đến đậm. Màu càng đậm thì nước tiểu càng đậm đặc, tức là trẻ không được cung cấp đủ lượng chất lỏng. Nếu bé bị ốm, sốt hoặc thời tiết quá nóng, thì lượng nước tiểu thông thường của bé có thể giảm một nửa. Đây là một tình trạng bình thường.
  • Tuy nhiên, nếu sau 4-5 ngày đầu tiên, bạn vẫn tiếp tục thấy nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng, hãy đưa trẻ đi khám. Các bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân là do nguồn sữa mẹ hoặc cho bú chưa đủ hay do bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.
  • Bác sĩ cũng sẽ tìm kiếm và quan sát các dấu hiệu mất nước của bé, bao gồm giảm tiết nước bọt, môi khô, tã không ướt sau 6 giờ, lừ đừ, hôn mê… để từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nhưng miễn là trẻ không bị mất nước, nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng do tinh thể urat sẽ không có gì đáng lo ngại.
Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng có nguy hiểm không?
Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng có nguy hiểm không?

 

Như vậy, nếu nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng hoặc hồng, các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, cần quan sát và phân biệt sắc độ vàng của nước tiểu. Nếu có những bất thường như trên thì cần đưa trẻ đến khoa nhi các bệnh viện hoặc trung tâm y tế để các bác sĩ tìm nguyên nhân điều trị kịp thời.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Messenger