Chào mừng bạn đến với cửa hàng Vua hàng Úc !
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
Vuahanguc

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có sao không?

Thứ Sáu, 15/03/2024
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SK HOLDINGS VN

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng bệnh lý ở da lành tính, có thể tự khỏi sau vài ngày nếu có biện pháp chăm sóc đúng cách. Bài viết dưới đây, Tovita sẽ chia sẻ những thông tin về tình trạng mụn sữa để cha mẹ cùng tham khảo và có biện pháp chăm sóc con hiệu quả hơn.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có sao không?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có sao không?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Mụn sữa hay mụn trứng cá sơ sinh, mụn nang kê là một loại bệnh lý ngoài da với những mụn li ti màu trắng hoặc đỏ trên mặt hay một số vị trí khác như má, mũi, trán, cằm, cổ, đầu,… Ngoài ra, một số vị trí khác trên cơ thể cũng có thể nổi mụn sữa. Bệnh thường xảy ở những trẻ những tháng đầu đời hoặc thậm chí vài tuần sau khi sinh và có thể kéo dài đến 2 tuổi.

Mụn sữa thường có kích thước nhỏ, không có nhân đầu đen và là bệnh lành tính. Nhiều trường hợp trẻ tự khỏi sau một thời gian bị bệnh nhưng cũng không ít bé tình trạng kéo dài do cách chăm sóc của các bậc phụ huynh chưa thực sự hiệu quả.

Nguyên nhân và triệu chứng của mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân và triệu chứng của mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân và triệu chứng của mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu nguyên nhân cũng như những dấu hiệu để nhận biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ giúp ích cho các cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc em bé.

Nguyên nhân mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính xác dẫn đến mụn sữa ở trẻ hiện nay vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích cho hình thành mụn có liên quan đến hormone của mẹ hoặc bản thân trẻ. Một số yếu tố được xem là nguy cơ dẫn đến mụn sữa ở trẻ là:

  • Trong thời gian mang thai, mẹ mắc bệnh và cần phải dùng thuốc điều trị gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Trẻ mắc bệnh và phải can thiệp thuốc điều trị dẫn đến tác dụng phụ.
  • Sữa công thức đang dùng có chứa nhiều đạm Albumin không phù hợp với trẻ dẫn đến nổi mụn sữa.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ không cân đối, sử dụng nhiều đồ cay, nóng kết hợp với hệ tiêu hóa yếu kém của trẻ sơ sinh có thể là yếu tố khiến cho mụn sữa hình thành.
  • Một số trường hợp trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn có thể gây viêm da, nổi mụn sữa.

Triệu chứng mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh nổi mụn sữa, cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua những đặc điểm:

  • Mụn sữa thường có kích thước nhỏ từ 1 – 2mm, dưới dạng mụn nhọt hoặc mụn đỏ, xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt hoặc lan xuống cổ, tay, chân, lưng, bụng.
  • Đầu mụn sữa có mủ, màu trắng đục và viền đỏ xung quanh.
  • Khi mụn xuất hiện và nổi rõ, trẻ sẽ quấy khóc nhiều và có thể sốt.
  • Mụn sữa sẽ tiến triển nặng hơn khi trẻ bị nóng, mặc quần áo bó sát, thô ráp, da dính sữa hay nước bọt.

Trong những trường hợp, đầu mụn sữa chuyển sang màu đen, có mủ hoặc viêm gây đau đớn, khó chịu cho trẻ thì cần phải đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự động hết trong vòng từ vài tuần đến vài tháng. Trong thời gian này thì bố mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau để quá trình hết mụn được nhanh chóng hơn:

  • Giữ vệ sinh cho khuôn mặt của trẻ: Rửa mặt với nước ấm mỗi ngày cho trẻ, nếu dùng xà phòng thì nên lựa chọn loại dịu nhẹ dành riêng cho trẻ em;
  • Không dùng những sản phẩm tiếp xúc với da trẻ có quá nhiều chất hóa học tẩy rửa mạnh: Không nên dùng những loại xà phòng có mùi thơm hay chất tạo bọt, vì sẽ gây ảnh hưởng đến làn da của trẻ. Ngoài ra, cũng không nên tự ý dùng những thuốc chữa mụn trứng cá ở người lớn để bôi cho trẻ;
  • Không nặn mụn: Thao tác này tuyệt đối không được thực hiện với trẻ vì sẽ gây ra những tác động không tốt, khiến tình trạng mụn nặng nề hơn;
  • Không chà xát trên da trẻ: Chỉ nên dùng khăn lau mặt nhẹ nhàng cho trẻ để vệ sinh chứ;
  • Bố mẹ cũng nên giữ tâm lý kiên nhẫn vì đây là tình trạng thường gặp đối với trẻ em trong độ tuổi sơ sinh.
Không chà xát trên da trẻ bị mụn sữa
Không chà xát trên da trẻ bị mụn sữa

Phương pháp điều trị và chăm sóc mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Thông thường, quá trình thăm khám và chẩn đoán được thực hiện qua kiểm tra lâm sàng bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào từng trường hợp và mức độ bệnh lý mà bác sĩ có chỉ định thuốc điều trị hay không.

Phương pháp điều trị

Hầu hết những trường hợp mụn sữa giai đoạn đầu và nhẹ sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc hay bất kỳ phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, những trẻ có mụn sữa nổi nhiều gây đau đớn, khó chịu và xảy ra trong thời gian dài thì bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc bôi để giảm bớt các triệu chứng trên da.

Chăm sóc trẻ sơ sinh nổi mụn sữa

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có nhanh khỏi hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc của cha mẹ. Để giúp con sớm trở lại bình thường, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau:

  • Vệ sinh thân thể bé sạch sẽ bằng nước ấm, không chà xát khi tắm, hạn chế sử dụng các loại sữa tắm quá nhạy cảm với da hoặc nặng mùi.
  • Giữ có thể bé luôn ở trạng thái thông thoáng, không mặt quá nhiều quần áo, nên lựa những bộ đồ vải mềm, thấm hút mồ hôi.
  • Không sử dụng các sản phẩm trị mụn hoặc kem bôi da khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tránh tình trạng dùng tay nặn mụn có thể gây nhiễm trùng, mụn sữa lan ra rộng hơn.
  • Giữ môi trường xung quanh bé sạch sẽ, khô thoáng và đủ độ ẩm.
  • Thường xuyên vệ sinh các loại chăn, mền, ga giường của bé, hạn chế giặt với xà phòng hay sử dụng nước xà có mùi, dễ gây kích ứng da.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng của mẹ, tránh những thức ăn cay nóng, dầu mỡ quá nhiều, không dùng rượu bia, chất kích thích, cà phê, nước có gas,… khi đang cho con bú. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng để hỗ trợ hệ miễn dịch của bé.
  • Theo dõi con liên tục, giữ không có bé cào đến vùng da nổi mụn và can thiệp khi cần thiết.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh mặc dù lành tình nhưng các bậc cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Nếu thấy bé nổi mụn sữa thì nên đưa trẻ đi khám ở các địa chỉ uy tín, không tự ý điều trị hoặc mua thuốc bôi khi chưa được bác sĩ kê toa. Điều này đôi khi sẽ làm hại đến sức khỏe của con.

Phương pháp điều trị và chăm sóc mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Phương pháp điều trị và chăm sóc mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Messenger